Mở cửa hàng bán sữa trẻ em chưa bao giờ là một ngành hàng hết hot đặc biệt là khi càng ngày càng nhiều bà mẹ để tâm đến phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên để bắt đầu kinh doanh thì không phải là chuyện một sớm, một chiều mà cần phải nắm được một cơ số kinh nghiệm nhất định và trải nghiệm thực tế để thuần thục từng ngày.
1. Vốn
Thị trường sữa cạnh tranh khốc liệt khiến cho phân khúc các loại sản phẩm cũng được đa dạng hóa lên một cách nhanh chóng. Từ sữa bột, sữa tươi, sữa chua váng sữa,..vv đều được các hãng lớn nhảy vào thâu tóm. Mỗi loại sản phẩm sữa có ít nhất từ ba đến bốn thương hiệu nước ngoài cũng đủ cho thấy sức nóng của thị trường này thế nào.
Chính vì vậy bạn có nhiều hơn một sự lựa chọn để nhập hàng và cũng buộc phải rải đồng vốn đều khắp các sản phẩm của các hãng khác nhau để đảm bảo có đủ chủng loại mặt hàng cung cấp cho nhu cầu đa dạng của các ông bố, bà mẹ,
Chỉ tính riêng số vốn nhập hàng bạn cũng đã phải bỏ ra từ 250 đến 300 triệu đồng và còn chưa tính đến một số loại sữa ngoại có giá cao gấp nhiều lần so với sữa nội.
Đối với sữa thì chi phí dành cho mặt bằng, trang thiết bị, quảng cáo và nhân viên cũng khá cao nên khi mở cửa hàng bán sữa trẻ em bạn phải xác định rằng phải bỏ ra tầm chi phí từ 400 cho đến 500 triệu thì mới có thể xoay vòng vốn và phòng tránh các trường hợp rủi ro có thể gặp phải.
2. Nguồn hàng
a)Nguồn hàng xách tay
Có hai cách cơ bản để kiếm được nguồn hàng xách tay cho mở cửa hàng bán sữa trẻ em là từ tiếp viên hàng không hoặc là xách tay đường tàu biển.
Thông thường theo kinh nghiệm mở cửa hàng sữa trẻ em, hàng xách tay do tiếp viên mang về thì sẽ đảm bảo hơn, hộp sữa không bị méo mó hoặc han gỉ trong quá trình vận chuyển và bạn cũng phải lo lắng về hạn sử dụng. Nhưng nếu vận chuyên theo đường tàu biển thì giá lại rẻ hơn, có thể nhập với số lượng lớn, nên hợp với những người muốn kinh doanh lớn.
>> Xem ngay Kinh nghiệm mở cửa hàng sữa trẻ em cho người mới bắt đầu